Ngay trước vụ xâm nhập Sự_kiện_Vịnh_Con_Lợn

Tấn công bằng không quân vào các sân bay (15 tháng 4)

Trong đêm ngày 14, rạng sáng ngày 15 tháng 4, người ta lên kế hoạch đổ bộ nghi binh gần Baracoa, tỉnh Oriente, với khoảng 164 quân Cuba lưu vong dưới sự chỉ huy của Higinio 'Nino' Diaz. Tàu mẹ, có tên 'La Playa' hoặc 'Santa Ana', đã đi từ Key West mang cờ hiệu của Costa Rica. Một số tàu khu trục của Hải quân Mỹ thả neo gần bờ biển Vịnh Guantanamo để tạo cảm giác đang chờ đổ bộ. Thuyền trinh sát đã trở lại tàu sau khi nhận thấy có hoạt động của lực lượng dân quân Cuba dọc bờ biển.[3][6][15][25][26][27]

Tiếp theo đó, vào rạng sáng, một máy bay thăm dò khu vực Baracoa được phóng đi từ Santiago de Cuba. Đó là chiếc FAR T-33, do Trung úy Orestes Acosta cầm lái, rồi cắm thẳng xuống biển, có thể do phi công mệt mỏi hoặc máy móc hỏng hóc. Vào ngày 17 tháng 4, người ta đồn rằng đây là một tên đào ngũ.[28]

Vào khoảng 6 giờ sáng giờ Cuba ngày 15 tháng 4 năm 1961, tám máy bay ném bom Douglas B-26B Invader chia làm ba nhóm, đồng thời tấn công ba sân bay của Cuba, tại San Antonio de Los Baños và tại Ciudad Libertad (trước đó có tên là Campo Columbia), đều gần La Habana, cộng với Sân bay Quốc tế Antonio Maceo ở Santiago de Cuba. Những chiếc B-26 đã được CIA chuẩn bị trên danh nghĩa Lữ đoàn 2506, và được sơn dấu hiệu của FAR (Fuerza Aérea Revolucionaria), lực lượng không quân cách mạng Cuba. Mỗi chiếc đều được trang bị bom, hỏa tiễn và súng máy. Chúng đã bay từ Puerto Cabezas ở Nicaragua, và được các phi công và hoa tiêu Cuba lưu vong tự gọi mình là Fuerza Aérea de Liberación (FAL). Mục đích của điệp vụ này (bí danh Chiến dịch Puma) là để phá hủy phần lớn hoặc tất cả máy bay vũ trang của không quân Cuba nhằm chuẩn bị cho cuộc đổ bộ chính. Tại Santiago, hai máy bay tiêm kích được báo cáo đã phá hủy một máy bay vận tải C-47, một thủy phi cơ PBY Catalina, hai B-26 và một máy bay dân sự DC-3 cộng với vài máy bay dân sự khác. Tại San Antonio, ba chiếc tiêm kích đã báo cáo phá hủy được 3 chiếc B-26, một Sea Fury và một T-33 của Không quân Cuba, có một chiếc tiêm kích đổi hướng quay về Cayman Lớn do thiếu nhiên liệu. Tại Ciudad Libertad, ba chiếc tiêm kích báo chỉ phá hủy được các loại máy bay không còn vận hành như hai chiếc F-47 Thunderbolts. Một trong các chiến đấu cơ này đã bị lưới đạn phòng không tiêu diệt, rơi cách Cuba khoảng 50 km về phía bắc, đội bay gồm Daniel Fernández Mon và Gaston Pérez đều chết. Chiếc B-26 đồng hành với nó tiếp tục bay về hướng bắc và hạ cánh tại sân bay Boca Chica (Naval Air Station Key West), Florida. Đội bay, José Crespo và Lorenzo Pérez-Lorenzo, được trao quyền tỵ nạn chính trị và ngày hôm sau thì quay về Nicaragua qua ngả Miami thông qua chuyến bay hàng ngày của CIA từ Sân bay Opa-Locka đến Puerto Cabezas. Chiếc B-26 của họ, được đánh số 933 trùng với ít nhất là hai chiếc B-26 khác nhằm làm nhiễu loạn thông tin, được giữ lại cho đến cuối ngày 17 tháng 4.[14][28]

Chuyến bay giả (15 tháng 4)

Khoảng 90 phút sau khi tám chiếc B-26 cất cánh từ Puerto Cabezas để tấn công các sân bay của Cuba, một chiếc B-26 đã cất cánh nhằm nghi binh bay gần Cuba nhưng hướng đến Florida ở phía bắc. Cũng như các nhóm ném bom, nó mang dấu hiệu giả của Quân cách mạng Cuba và cùng con số 933 như hai chiếc khác. Trước khi cất cánh, miếng bọc động cơ của một trong hai động cơ của máy bay được các nhân viên CIA tháo ra, bắn vào đó, rồi lắp lại để ngụy tạo rằng chiếc máy bay đã bị bắn đâu đó trên đường bay. Sau khi đã đặt được khoảng cách an toàn về phía bắc Cuba, phi công làm hư động cơ có dấu đạn sẵn, rồi báo cuộc gọi cấp cứu, yêu cầu được phép hạ cánh khẩn cấp xuống sân bay Quốc tế Miami. Phi công là Mario Zúñiga, trước thuộc không quân Cuba, và sau khi hạ cánh ông ta khai mình là "Juan Garcia", và tuyên bố là ba đồng chí khác cũng đã đào ngũ khỏi Quân đội Cuba. Hôm sau ông được trao quyền tỵ nạn chính trị và đêm đó quay trở lại Puerto Cabezas qua Opa-Locka.[17][28][29]

Phản ứng (15 tháng 4)

Vào 10:30 sáng ngày 15 tháng 4 tại Liên Hiệp Quốc, Bộ trưởng Ngoại giao Cuba Raúl Roa đã buộc tội Mỹ đã tấn công bằng không quân vào Cuba, và chiều hôm đó chính thức đệ trình bản kiến nghị lên Ủy ban Chính trị của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc. Phản ứng lại, đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc Adlai Stevenson cho rằng không quân Hoa Kỳ không "có cớ gì" can thiệp vào Cuba, và rằng Hoa Kỳ sẽ làm mọi thứ trong khả năng của mình để đảm bảo rằng không có công dân Hoa Kỳ nào tham dự vào các hành động chống Cuba. Ông cũng nói rằng những lính đào ngũ Cuba mới là người thực hiện những vụ tấn công vào hôm đó, và ông đưa ra bức ảnh của Thông tấn xã Hoa Kỳ chụp chiếc B-26 của Zuniga có phù hiệu Cuba tại sân bay Miami. Stevenson sau đó rất xấu hổ khi nhận ra CIA đã nói dối ông và Ngoại trưởng Dean Rusk.[11][18][25]

Ngày 15 tháng 4, cảnh sát quốc gia, do Efigenio Ameijeiras chỉ huy, bắt đầu bắt giữ hàng ngàn cá nhân tình nghi phản cách mạng, và giam giữ họ tại những địa điểm tạm thời như Nhà hát Blanquita, khu vực hào của Fortaleza de la Cabana và Lâu đài Principe Castle đều ở La Habana, một khu chơi bóng chày ở Matanzas.[30]

Chiến tranh cuội (16 tháng 4)

Vào đêm 15 rạng sáng 16 tháng 4, nhóm Nino Diaz thất bại trong nỗ lực đổ bộ nghi binh lần thứ hai vào địa điểm mới gần Baracoa.[25]

Ngày hôm đó, Merardo Leon, Jose Leon, và 14 người khác bị phục kích tại Đất Las Delicias ở Las Villas, chỉ có bốn người sống sót. Leonel Martinez và 12 người khác lánh về nông thôn.[24]

Sau cuộc tấn công bằng không quân ngày 15 tháng 4 năm 1961, quân đội Cuba đã chuẩn bị cho lực lượng vũ trang của mình với ít nhất là bốn chiếc T-33, bốn Sea Fury và năm hoặc sáu B-26. Tất cả ba loại này đều có thể trang bị súng máy và hỏa tiễn không đối không và oanh tạc thuyền và các lực lượng trên bộ. Những người lên kế hoạch CIA được báo cáo lại là đã không khám phá ra là những chiếc phản lực T-33 do Hoa Kỳ cung cấp đều đã được trang bị súng máy M-3 từ lâu. Những chiếc Sea Fury và B-26 cũng có thể mang theo bom, để tấn công tàu thuyền và xe tăng.[31]

Không còn vụ tấn công bằng không quân nào khác vào các phi trường và máy bay của Cuba trước ngày 17 tháng 4, nhưng các tuyên bố cường điệu của phi công đã khiến CIA tin vào sự thành công của vụ tấn công ngày 15 tháng 4, cho đến khi hình ảnh do thám từ chiếc U-2 vào ngày 16 tháng 4 cho thấy điều ngược lại. Vào cuối ngày 16 tháng 4, Tổng thống Kenedy ra lệnh hủy các vụ tấn công vào sân bay được lên kế hoạch thực hiện vào rạng sáng ngày 17 tháng 4, để cố gắng phủ nhận sự liên can trực tiếp của Hoa Kỳ.[12]

Cuối ngày 16 tháng 4 năm 1961, đội tàu xâm lược CIA/Lữ đoàn 2506 tụ nhau tại "Điểm tụ quân Zulu", nằm về phía nam Cuba khoảng 65 km, đã di chuyển từ Puerto Cabezas, Nicaragua nơi tải quân và các quân trang khác, sau khi đã tải vũ khí và lương thực tại New Orleans. Chiến dịch của Hải quân Mỹ có bí danh Bumpy Road, đổi tên từ Crosspatch vào ngày 1 tháng 4 năm 1961[12]. Đội tàu này, được sơn nhãn mã hóa của "Lực lượng Viễn chinh Cuba", gồm năm tàu vận tải 2.400 tấn (chưa tải) do CIA mướn từ Quân Garcia và được trang bị súng chống máy bay. Bốn chiếc tàu, Houston (bí danh Aguja), Río Escondido (bí danh Balena), Caribe (bí danh Sardina), và Atlántico (bí danh Tiburon), được dự tính sẽ vận tải 1.400 quân chia thành bảy tiểu đoàn gần khu vực bờ biển đổ bộ. Chiếc tàu vận tải thứ năm, Lake Charles, tải lương thực theo sau và một số nhân viện xâm nhập Chiến dịch 40. Những tàu vận tải này treo cờ hiệu Liberia. Đi chung với chung là hai chiếc Tàu đổ bộ "được mua" từ Tập đoàn Zapata và được trang bị vũ khí hạng nặng tại Key West, sau đó luyện tập và huấn luyện tại Đảo Vieques. Những chiếc Tàu đổ bộ này là Blagar (bí danh Marsopa) và Barbara J (bí danh Barracuda), treo cờ hiệu Nicaragua. Những chiếc tàu của Lực lượng Viễn chinh Cuba được hộ tống theo từng chiếc (bên ngoài tầm nhìn) đến Điểm Zulu bởi các tàu khu trực của Hải quân Hoa Kỳ USS Bache, USS Beale, USS Conway, USS Cony, USS Eaton, USS Murray, USS Waller. Một lực lượng đặc nhiệm đã tập hợp phía xa Quần đảo Cayman, gồm có tàu sân bay USS Essex với chỉ huy lực lượng John A. Clark (Đô đốc), tàu đột kích trực thăng USS Boxer, tàu khu trục USS Hank, USS John W. Weeks, USS Purdy, USS Wren, và tàu ngầm USS CobblerUSS Threadfin. Tàu chỉ huy và điều vận USS Northampton và tàu sân bay USS Shangri-La cũng được báo cáo đã hiện diện tại vùng biển Caribê vào thời điểm đó. USS San MarcosBến tàu đổ bộ mang ba LCU (Tàu vận tải quân dụng đổ bộ) và bốn LCVP (tàu vận tải xe cộ, nhân viên để bộ). San Marcos đã đi từ Đảo Vieques. Tại Point Zulu, bảy tàu của Lực lượng Viễn chính đi về hướng bắc mà không có sự hộ tống của Hải quân Hoa Kỳ, ngoại trừ chiếc San Marcos tiếp tục được hộ tống cho đến khi bảy tàu đổ bộ đã thả quân ngay phía ngoài biên giới lãnh thổ Cuba 5 km.[5][18][32]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Sự_kiện_Vịnh_Con_Lợn http://www.firmaspress.com/viaje-al-corazon-de-cub... http://abclocal.go.com/kgo/story?section=assignmen... http://www.haciendapub.com/cuba.html http://www.hikokiwarplanes.com/downloads/laaws-dow... http://www.laahs.com/artman/publish/article_38.sht... http://www.laahs.com/artman/publish/article_50.sht... http://www.life.com/image/first/in-gallery/25102/b... http://www.nuevoaccion.com/ http://theatlantic.com/doc/200406/holland http://www.gwu.edu/~nsarchiv/bayofpigs/chron.html